Hệ sinh thái IOT
Hầu như mọi công ty Công nghệ giờ đây đều nói họ là một phần của cuộc chơi IOT. Điều này đương nhiên cũng xảy ra với mọi chuyển dịch công nghệ mới. Trong hầu hết trường hợp, một công ty sẽ có một vài sản phẩm hay dịch vụ tiếp cận với Lĩnh vực IOT. Tuy nhiên, nhiều trong sô đó chỉ đơn giản là đóng gói lại hay đặt tên lại cho những sản phẩm hay dịch vụ đã có từ trước. Để thực sự hiểu liệu một công ty có phải một nhà phát minh trong lĩnh vực này hay chỉ dùng IOT như món đồ trang điểm cho lĩnh vực kinh doanh của họ, chúng ta cần phải hiểu một cách toàn diện về Hệ sinh thái IOT, cũng như những thành phần của nó.
Biểu đồ dưới đây nhằm sắp xếp các công nghệ và quá trình IOT thành các chủng loại khác nhau, mà tôi gọi là các lớp.
Đây là 7 lớp tạo nên IOT. Tôi nhóm các công nghệ và quá trình trong 4 khu vực chính: Điện toán sương mù (Fog Conputing), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Big Data (dữ liệu lớn), và Giá trị kinh doanh. Chúng ta bắt đầu từ lớp dưới cùng.
Điện toán sương mù – Fog Computing
Khái niệm Điện toán sương mù (Fog Computing), hay còn gọi là điện toán ngoại biên, chỉ những công nghệ và quá trình xảy ra bên ngoài hạ tầng Cloud và trung tâm dữ liệu, và được phân bố ở phía hạ tầng người dùng. Hạ tầng người dùng có thể bao gồm con người, máy, hay các đối tượng gồm thiết bị di động, công nghệ GPS, cảm biến, hay các công nghệ khác có thể tự lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Năm ngoái tôi đã viết bài báo có tiêu đề “Hãy quên Dữ liệu lớn(Big Data) đi, Dữ liệu nhỏ mới đang thống trị Internet of Things”. Dữ liệu nhỏ ám chỉ dữ liệu được xử lý trong phần “sương mù” ở tầng thiết bị. Dữ liệu nhỏ thường được sử dụng để xác định tình trạng hay trạng thái của một đặc tính thay đổi. Ví dụ, khi một ứng dụng phát hiện thấy một người đi vào một khu vực trong vòng 5 dặm quanh một cơ sở bán lẻ, ứng dụng có thể đưa ra một đề nghị hay tin nhắn tới thiết bị của người đó. Một gói hàng chứa đồ dễ hỏng có thể phát đi một cảnh báo rằng nhiệt độ hiện tại của container đang quá cao. Một hệ thống quản lý nhà máy có thể nhận một cảnh báo từ một bộ phận của các máy robot đang bắt đầu hỏng và cần thay thế trước khi toàn bộ cỗ máy ngừng hoạt động.
Tất cả những ví dụ trên là những ứng dụng xảy ra trong hạ tầng “sương mù” và không bao giờ cần phải truyền dữ liệu về một trung tâm dữ liệu ảo/vật lý để xử lý. Điện toán sương mù được tạo nên bởi: “Các Things-Đối tượng”, các thiết bị hỗ trợ giao tiếp IP có thể lưu trữ, cảm nhận, và xử lý dữ liệu; và kết nối, có vô số các công nghệ để kết nối, giao tiếp, bảo mật và phiên dịch các gói dữ liệu trong thời gian thực từ vô vàn các Things.
Hạ tầng toàn cầu
Tập hợp công nghệ tiếp theo tạo nên IOT cấu tạo nên hạ tầng toàn cầu của nó. Nhiều ứng dụng IOT đòi hỏi nhiều trung tâm dữ liệu phân tán trên toàn cầu có thể điều chỉnh quy mô theo nhu cầu thực tiễn. Dĩ nhiên một vài công ty sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu nội bộ để xây dựng các ứng dụng IOT, nhưng với nhu cầu về dữ liệu bùng nổ lên đến con số petabyte hay exabyte, việc sử dụng cả nguồn lực con người và điện toán để mở rộng ứng dụng trong thời gian thực trở nên bất khả thi. IOT là một trường hợp ứng dụng kinh điển cho Điện toán đám mây và Mô hình chi trả theo tình hình sử dụng (Pay-as-you-go).
Có 3 nhà cung cấp dịch vụ Đám mây, đó là AWS, Google và Microsoft – đều đang cung cấp các dịch vụ hỗ trợ IOT bền vững nhằm đơn giản hóa và tăng tốc quy trình phát triển ứng dụng để xây dựng các ứng dụng IOT. Các giải pháp Cloud cá nhân và hybrid cũng sẽ tham gia tích cực vào sân chơi này do các quy định về dữ liệu của từng nước. Một số lượng ngày càng tăng của các hạ tầng IOT (IOT Platform) có thể tích hợp với bất cứ nhà cung cấp Cloud nào cũng đang nảy nở.
Big Data – Dữ liệu lớn
Dữ liệu nhỏ được xử lý trên thiết bị trong hạ tầng “sương mù” cho bạn biết điều gì đang xảy ra. Big data là dữ liệu từ các thiết bị được thu thập trong thời gian thực, hoặc gần như real-time, hoặc theo từng giai đoạn, và tập hợp trong một trung tâm dữ liêu ảo/vật lý. Tại đây, dữ liệu được tiếp nhận, sàng lọc, tổng hợp và sẵn sàng cho xử lý để hiểu các câu hỏi “vì sao”. Ví dụ, nhà bán lẻ gửi lời mời tới người đi vào khu vực lân cận của cửa hàng, có thể thực hiện một loạt các phân tích để xác định khả năng mua hàng của người đó là gì, mức độ trung thành anh ta với nhà bán lẻ, và các đề nghị khác nhau có ảnh hưởng thế nào tới hành vi mua hàng của họ, và nhiều ứng dụng khác.
Các công ty đóng gói và vận chuyển có thể khai thác dữ liệu để hiểu về những ảnh hưởng của địa lý, thời tiết, lái xe, quy trình đóng gói, tình trạng đường xá, và chủng loại phương tiện tới khả năng một sự kiện có thể xảy ra. Điều này cho phép họ thực hiện các thay đổi về nhân sự, quy trình hay công nghệ để giảm thiểu tần suất của những sự cố không mong muốn.
Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Big Data đã trở nên xuất sắc trong việc tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu để có thể thực hiện các thuật toán phân tích và máy học sâu để thu thập hiểu biết từ một lượng dữ liệu khổng lồ. Nhưng có một thế hệ các giải pháp mới trong lĩnh vực này đang nổi lên để đương đầu với quy mô dữ liệu và tần suất xử lý đang lên đến một mức độ mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước kia, đang thách thức khả năng xử lý của những của những giải pháp hiện có.
Cũng nằm trong khu vực Big Data là rất nhiều các công cụ xoay quanh lĩnh vực Data Visualization (trực quan hóa dữ liệu), dịch vụ báo cáo/khai thác tự thân, và nhiều chức năng khác. Nhiều nhà cung cấp đã xuất hiện nhiều năm, nhưng không phải taats cả các giải pháp hiện tại được xây dựng dành cho quy mô mà IoT đòi hỏi. Hãy chú ý: đây là một lĩnh vực rất năng động!
Giá trị kinh doanh
Khu vực này mang đến giá trị đích thực cho IOT. Một khi tóm lược tất cả các công nghệ bên dưới và đơn giản hóa việc xây dựng các ứng dụng, bạn có thể tạo ra giá trị lớn khi có thể phản ứng kịp thời với các sự kiện thời gian thực hoặc gần thời gian thực. Lớp ứng dụng và thay đổi quá trình này có thể: tiết kiệm cho các công ty hàng triệu USD trong việc bảo trì phòng ngừa; tăng giá trị ròng bằng cách tối ưu hóa quy trình kinh doanh, lưu thông và tốc độ đưa ra thị trường; hoặc phát triển một mô hình kinh doanh mới để tạo ra một cơ hội lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Công nghệ Thành phố thông minh là một ví dụ tuyệt vời về việc các ứng dụng IOT mang đến giá trị như thế nào. Nhiều ứng dụng tạo nên Smart City và mỗi một trong số đó tự nó không có khả năng chuyển đổi. Nhưng khi một tập hợp các ứng dụng được phối hợp với nhau, có thể đạt được giá trị kinh doanh to lớn. Chẳng hạn, một vài thành phố gặp vấn đề về giao thông, tận dụng một loạt các cảm biến, dữ liệu nhỏ và dữ liệu lớn để theo dõi phát hiện các loại hình giao thông, đưa ra những tuyến khác nhau, theo dõi vị trí đỗ xe còn trống, điều khiển đèn giao thông, và cảnh báo người đi bộ bằng thông tin thời gian thực, để họ có thể đưa ra những quyết định tốt hơn. Sẽ cần phải thiết kế quá trình để mang tất cả các công nghệ thành phần khác nhau lại theo mọt cách cho phép đưa ra các quyết định thông minh và hỗ trợ mọi người thông tin để tạo ra giá trị kinh doanh thực sự.
Chúng ta có thể áp dụng điều này vào hầu như tất cả các lĩnh vực. Chúng ta đã chứng kiến nông nghiệp tận dụng các máy bay tự lái, máy kéo thông minh, các công nghệ thời tiết và cảm biến đất, và một loạt các thiết bị thông minh sáng tạo khác. Người nông dân có thể từ đó gom tất cả thông tin lại với nhau để tăng sản lượng thu hoạch, trong khi giảm tiêu thụ nước và chi phí dinh dưỡng, mang đến lợi nhuận tốt hơn.
Mọi lĩnh vực đều có một câu chuyện về IOT thuyết phục riêng. Chúng ta đều biết làm thế nào để phát triển điện toán đám mây (Cloud Computing), Big Data và các ứng dụng. Điều mới mẻ ở đây là sự nổi lên của dữ liệu thời gian thực trong “điện toán sương mù”, điều cho phép chúng ta viết những ứng dụng mới giúp đưa ra những quyết định thông minh hơn nhiều để mang đến giá trị lớn hơn nhiều trong thời gian thực.
Kết luận
Những công nghệ tạo nên Interet of Things đã có từ nhiều năm trước. Điều mới mẻ ở đây là sự cải tiến về băng thông và kết nối, kết hợp với chi phí tính toán thấp hơn nhờ có điện toán đám mây và mô hình chi trả theo sử dụng, mang đến cho các công ty khả năng ra quyết định kinh doanh tốt hơn trong thời gian thực. Các công ty sử dụng IOT và mang các giải pháp ra thị trường sẽ có lợi thế cạnh tranh khổng lồ. Trong một số trường hợp, những công ty này thực ra đang tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và trở thành những kẻ dẫn đầu thị trường.
Nguồn: Đỗ Trung Hiếu
” Thế Giới Cloud – Nhà cung cấp dịch vụ CLOUD chuyên nghiệp tại Việt Nam “