Nếu dữ liệu, lưu lượng, thông tin, đường link… là những thứ “vô hình” của Internet thì Cloud Campus có thể hiểu là một Internet bằng xương bằng thịt. Đây là nơi các ông lớn công nghệ tập trung xây dựng cơ sở vật chất để lưu trữ và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ của mình. Đất đai rộng lớn, giá thuê rẻ, hệ thống an ninh tốt, cơ sở vật chất, hệ thống làm mát hiện đại… đều là những đặc điểm chung của tất cả các Cloud Campus này. Chúng ta hãy cùng tham quan một vòng.
Google Data Center
Google là người đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển điện toán trên quy mô siêu lớn với hàng loạt trung tâm dữ liệu – Data Center trên khắp thế giới để phục vụ hoạt động của mình. Mỗi quý, xin nhắc lại là mỗi quý, Google đầu tư khoảng hơn 2 tỉ USD vào hạ tầng cho cơ sở dữ liệu và chọn Council Bluffs, bang Iowa (Mỹ) là nơi tập trung hạ tầng Internet với mật độ cao nhất.
Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center của Google tại Council Bluffs (nguồn:ZDNet)
Apple Data Center
Apple là người đến muộn trong cuộc chơi và cho đến năm 2009, hãng này vẫn chỉ sở hữu một Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center liệu nhỏ nhoi. Sau khoản đầu tư 1 tỉ USD vào Maiden, miền tây bang North Carolina (Mỹ), Apple hiện có một Cloud Campus rộng 47.000m 2 và đang xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu – Datacenter khác ở Oregon, Nevada (Mỹ), Ireland và Đan Mạch. Trong đó, cơ sở ở Oregon cách trung tâm của Facebook không xa.
Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center Cloud campus của Apple tại Maiden (North Carolina, Mỹ)
Facebook Data Center
Facebook tạo dấu ấn trong công cuộc xây dựng hạ tầng Internet khi dặt cloud campus tại Prineville, bang Oregon (Mỹ) với 2 trung tâm dữ liệu khổng lồ, phụ trách xử lý thông tin cho hơn 1,5 tỉ người dùng. Mỗi trung tâm có diện tích gần 30.000m2. Điều này còn giúp miền quê Prineville thu hút thêm được nhiều công ty công nghệ khác về xây trung tâm dữ liệu -Data Center, trong đó có Apple.
Màu xanh dương dịu mát tỏa dọc lối đi trong Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center của Facebook tại Prineville.
Microsoft Data Center
Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center quan trọng nhất của Microsoft nằm tại phía bắc bang Virginia, được đầu tư 1,7 tỉ USD, khởi công xây dựng vào năm 2011 và đã qua 4 lần mở rộng.
Một kỹ sư trong Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center của Microsoft tại Boydton, bang Virginia
Amazon Data Center
So với 3 gã khổng lồ kia, Amazon có cách tiếp cận khác khi xây dựng hạ tầng cho cơ sở dữ liệu. Thay vì đầu tư vào những “trang trại dữ liệu” rộng lớn và tập trung, Amazon phát triển các cụm trung tâm dữ liệu – Data Center gọi là Availability Zones để tăng khả năng dự phòng khi có sự cố. Availability Zones quan trọng nhất của Amazon nằm ở bang Northern Virginia, trải dài qua các vùng như Sterling, Manassas, Chantilly và Ashburn.
Hàng dài các máy chủ bên trong Trung tâm xử lý dữ liệu – Data Center của Amazon tại Virginia
13/07/2017 Minh Thu (theo Datacenters)
” Thế Giới Cloud – Nhà cung cấp dịch vụ CLOUD chuyên nghiệp tại Việt Nam “