VSAN – Virtual Storage Area Network ra đời dựa trên ý tưởng VLAN (Virtual Local Area Network) của Cisco nhưng dành cho mảng lưu trữ data. Đến 2004 thì công nghệ VSAN chính thức được Hiệp hội tiêu chuẩn CNTT quốc tế công nhận là chuẩn ANSI.
Về cơ bản, công nghệ VSAN sẽ cho phép công ty sử dụng mạng lưu trữ ảo được xây dựng từ mạng lưới SAN vật lý, sau đó được ảo hoá lên. Mảng SAN ảo này có thể dùng để xây dựng 1 “hồ tài nguyên” – resource pool và cấp cho nhiều dịch vụ khác nhau; Tổng quan thì công nghệ này được dùng để tích hợp với các máy ảo (VMs) và server ảo (virtual server). VSAN tương tự như SAN, nhưng vì là ảo hoá nên nó cho phép nhà cung cấp thêm resource và di chuyển các subcriber mà không cần phải thay đổi kết nối vật lý của mạng lưới.
Tiên phong trong công nghệ này, không ai khác là ông hoàng VMware. Đến nay công ty đã cho ra đời version 6.2. VMware VSAN được tích hợp đầy đủ trong bộ vSphere Enterprise Plus. VMware VSAN tập hợp tất cả những local disk group trên tất cả các ESXi host vào trong vShpere cluster và tạo ra 1 resource pool, sau đó chia cho tất cả host trong cluster
Mô hình VMware VSAN
Tất nhiên, để có thể chạy nhiều tác vụ ảo, backup data và bảo mật, việc VMware đòi hỏi công ty phải có những máy chủ với cấu hình cao (gọi là Ready Node Profile) được xây dựng và tối ưu hoá cho các phần mềm của họ cũng là điều dễ hiểu. Và trong sân chơi phần cứng này, HPE, DELL EMC đang là những người dẫn đầu, theo sau là cái tên ít được phổ biến hơn nhưng cũng có những ưu điểm riêng của hãng: SuperMicro.
Các bài viết sau xin được chuyển tới các bạn các bộ Ready Node Profiles mà VMware yêu cầu và sự so sánh trong phần cứng giữa các hãng.
” Thế Giới Cloud – Nhà cung cấp dịch vụ CLOUD chuyên nghiệp tại Việt Nam “